Phục hồi sức khỏe sau sinh tốt hơn

23:20 |
Qua quá trình mang thai và sinh nở, sự tiêu hao sức khỏe và năng lượng của sản phụ là rất lớn, vì vậy, trong thời kỳ mang thai cũng như thời kỳ nghỉ sinh, việc chăm sóc ăn uống cho sản phụ là điều không thể xem thường, một là bổ sung sự tiêu hao năng lượng, hai là bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết để người mẹ tiết ra đủ sữa nuôi con.
>>> tham khảo: sữa biomil cho bé phát triển tốt hơn toàn diện hơn

Cần đảm bảo những chất dinh dưỡng tối thiểu
Protein (đạm): thịt nạc, cá, trứng, sữa và các loại gia cầm như gà, vịt đều chứa rất nhiều protein động vật. Các loại sản phẩm từ đậu như đậu hũ đều chứa một lượng lớn protein thực vật.
Chất béo: các loại thịt và mỡ động vật chứa nhiều chất béo động vật. Các loại đậu phộng, mè... chứa nhiều chất béo thực vật.
Chất đường: tất cả các loại thực phẩm như: gạo, mì, bắp, kê, khoai lang, khoai tây, hạt dẻ, sen, mật ong đều có chứa một hàm lượng lớn đường.
Chất khoáng: trong rau cải, tảo, rau cần, cà rốt, hẹ, rau diếp và cải trắng có nhiều phốt pho. Tảo biển, cá biển có chứa nhiều iod.
>> xem thêm: sữa prosure cho bệnh nhân ung thư
Vitamin: gồm các loại vitamin A và D có nhiều trong dầu gan cá, trứng và sữa, rau dền, rau diếp, bó xôi… Vitamin nhóm B có nhiều trong kê, bắp, gạo lức, bột mạch, đậu các loại… Vitamin C có nhiều trong các loại rau tươi, cam quýt, dâu tây, chanh, nho, táo, cà chua...
Ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, nhất là thức ăn có chứa nhiều protein, canxi, sắt như: thịt bò, trứng, sữa, gan và thận động vật. Các sản phẩm từ đậu có thể nấu canh với xương heo, giò heo là những thức ăn có hàm lượng canxi rất cao.
Phối hợp ăn uống hợp lý. Dinh dưỡng của sản phụ phải toàn diện, không thể ăn theo ý thích của mình, cũng không phải ăn nhiều quá một loại thực phẩm. Trong các bữa ăn chính phải có thức ăn thô như: cơm, bắp, tiểu mạch, khoai để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Ngoài ra, trái cây, rau cải cũng rất có ích cho sản phụ nhằm cung cấp đủ vitamin và thúc đẩy vú tiết sữa bình thường. Vì vậy, nên tập thói quen ăn trái cây sau mỗi bữa ăn, các loại như táo, quýt, lê…
Ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và ít kích thích. Tránh táo bón, vì nếu để táo bón lâu ngày sẽ dẫn đến trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa tử cung.
Không kiêng cữ một cách quá mù quáng. Thời kỳ cho con bú, dinh dưỡng phải đủ về mọi mặt mới đáp ứng đủ nhu cầu của bản thân và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé.
Ăn uống hợp vệ sinh. 5-7 ngày sau khi sinh nên ăn những thức ăn mềm như cơm nát, cháo. Không nên ăn quá nhiều dầu mỡ như thịt gà (có da), giò heo... Sau 7 ngày có thể ăn các món như cá, thịt, trứng gà nhưng không nên ăn quá no trong vòng một tháng sau khi sinh, mà nên ăn làm nhiều bữa trong ngày.
Không nên ăn những thức ăn cay nóng vì dễ làm cho sản phụ bốc hỏa và có thể ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, làm cho trẻ bị nóng trong người. Vì vậy tránh ăn hành, ớt, hồi hương, hẹ, rượu...
Cũng không nên ăn thức ăn sống, lạnh vì dễ làm tổn thương dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Ngoài ra, thức ăn sống lạnh dễ tạo máu bầm làm đau bụng sau khi sinh.
Ngoài 3 bữa chính, sản phụ nên ăn nhiều bữa phụ với các loại thực phẩm dễ tiêu như: mì, hoành thánh, cháo để tăng lượng sữa.
Trên cơ sở các nguyên tắc đó, bạn có thể lựa chọn các loại thực đơn phù hợp cho mình, nhằm đảm bảo sự hồi phục sức khỏe sau khi sinh và chất lượng sữa cho trẻ tốt nhất.
Read more…

Cách giữ ấm cho bé ngày trời rét đậm

21:31 |
Sau khi đã đi tất, mặc quần áo ấm cho bé, chị Thảo lấy kim băng cài đính liền tất với quần, quần với áo rồi mũ lại với nhau để dù bé có cựa quậy, đạp chăn ra thì con vẫn không bị hở và nhiễm lạnh.
Có cô con gái 3 tuổi hay ho hắng, ngay khi trời trở lạnh, chị Thảo (khu đô thị Sông Đà, Phạm Hùng, Hà Nội) đã nghĩ đủ cách để giữ ấm cho con. Mỗi sáng, trước khi đưa bé đi học, dù trường chỉ cách nhà chưa đầy 1km, chị vẫn phải bọc con kín mít. Chị mặc cho con một áo cotton thấm mồ hôi trong cùng, thêm áo len bên ngoài, tiếp một áo khoác nỉ mỏng rồi cuối cùng là một áo lông vũ to, dày. Phần dưới, cô bé được mặc một quần tất, rồi thêm chiếc quần nỉ, đi thêm tất chân trong chiếc bốt ấm
"Phải mặc cho con nhiều lớp thế để khi vào phòng ấm rồi cô có thể cởi bớt ra cho. Dù vậy mình vẫn lo lắm, chỉ sợ lúc đưa đi thì con còn khỏe, đón về lại thấy con ho, chảy nước mũi thì xót lắm", chị chia sẻ.
>>> tham khảo: Sữa biomil được sản xuất từ nguyên liệu sạch nhất hiện nay

Chị Thảo cho biết, không chỉ lo giữ ấm cho con khi ngủ hay lúc đi lại trên đường, chị còn lo lắng khi quan sát trên camera của trường thấy khi ngủ trưa cháu tốc hết chăn ra, mà các cô cũng không để ý. Thế là, ngay hôm sau, chị đành gửi thêm một chiếc áo len của bố để cô giáo mặc cho cháu lúc ngủ trưa.
Lo cho cậu con trai 10 tháng tuổi, từ đầu mùa đông, chị Nhạn (Thanh Xuân Bắc, Hà Nội) đã phải sắm cho con vài bộ body ấm để khi mặc bé không bị hở bụng. "Cu cậu nhà mình đêm ngủ không chịu đội mũ, nên mẹ phải trải cái chăn ủ có mũ của con xuống rồi đặt nằm lên để che đầu cho con. Nghe kinh nghiệm của mấy bác lớn tuổi trong xóm, trước khi đi ngủ, mình lấy ít dầu tràm xoa vào lòng bàn chân, lưng, ngực con, rồi mới mặc ấm đi ngủ, trộm vía, thấy qua mấy đợt lạnh vừa rồi con vẫn ổn", chị Nhạn chia sẻ.
>>> tham khảo: sữa hikid được sản xuất từ sữa cừu
Chị cho biết, dù vậy, đêm chị vẫn phải thức dậy nhiều lần, khi thì để đắp thêm chăn cho con, lúc lại phải sờ gáy, lưng xem có ra mồ hôi không rồi lấy khăn lau khô.
Không chỉ vậy, mỗi lần thay đồ cho con, chị thường nhờ chồng ủi trước quần áo, để đồ bé mặc vừa khô hẳn, vừa ấm, lại diệt khuẩn.
"Thời tiết khắc nghiệt quá, mình mà không cẩn thận, con ốm như chơi, lúc đó thì còn mệt gấp nhiều lần", chị nói.
Chị Xuyến (Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội) cũng phải thử đủ cách để giúp cậu con trai 2,5 tuổi không bị nhiễm lạnh, vì cậu bé rất hay tốc chăn khi ngủ.
Chị cho biết, mùa đông năm ngoái, vì chưa có kinh nghiệm, chị cứ mặc cho con quần áo bình thường rồi để nằm giữa bố mẹ trong chăn bông cho ấm, nhưng con toàn đạp chăn ra hoặc nhoài người nằm ngang tơ hơ trên đầu bố mẹ, khiến mấy lần bị cảm lạnh, ho hắng liên tục.
"Năm nay, mình tham khảo nhiều người, đã mua túi ngủ cho con, nhưng bé nhất định không chịu chui vào. Mặc ấm cho con ngay từ đầu thì sợ bé nóng, khó chịu, mà mặc mỏng thì lo con lạnh, mình bèn lấy chiếc áo gile cỡ to hơn 2 số so với con rồi mặc ngược để giữ ấm ngực cho bé. Mấy hôm trước trời lạnh quá, mình đã tự chế túi ngủ cho con, bằng cách lấy cái chăn thu ra, khâu kín 2 mép dọc lại, kéo khóa hai bên đến cổ. Với chiếc túi ngủ rộng rãi này con nằm trong thoải mái nên không đòi cởi ra", chị Xuyến chia sẻ kinh nghiệm.
Cậu con trai đầu lòng chào đời thiếu tháng, vào đúng những ngày đầu đông, nên ngay khi con còn nằm trong lồng kính viện Nhi, anh Tùng (Phúc Thọ, Hà Nội) đã sắm ngay một chiếc máy sưởi để ở phòng bé. Thế nhưng, khi đón con về, anh phát hiện, máy sưởi không thể dùng liên tục được, nếu để gần thì bé nóng, lại gây khô da, mà để xa thì không ấm lắm, nên anh lại mua thêm một chiếc điều hòa hai chiều.
"Thế mà vẫn chưa xong đâu, điều hòa dùng nhiều cũng thấy khô lắm nên lại phải mua thêm chiếc máy tạo độ ẩm. Thế là bây giờ, để phục vụ cu con, nhà mình phải dùng đồng thời 3 thứ, khi nào thay tã, quần áo hay tắm rửa cho con thì bật máy sưởi, bình thường là để điều hòa ấm, máy tạo độ ẩm thì sử dụng thường xuyên, nhưng ngày vẫn phải hai lần mở cửa phòng cho thông không khí", anh Tùng cho biết.
Ông bố trẻ bộc bạch, vì sinh xong phải đưa con về quê luôn với ông bà cho có người chăm nên trong những ngày lạnh cóng này, không chỉ lo giữ ấm cho con, anh và gia đình còn lo "ủ" cho cả bà mẹ mới đẻ.
"Ở quê nhà không khép kín như ở Hà Nội nên vợ mình hầu như suốt ngày chỉ ở trong phòng ấm với con thôi, mỗi lần ra ngoài, chỉ là để đi vệ sinh hay rửa, là phải quấn kín mít như người ta trang bị để đi xe máy xa", anh kể.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy Lan, trưởng khoa hô hấp nhi, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội cho biết, sau 3 ngày nghỉ lễ, số trẻ phải vào khoa điều trị rất đông, gây tình trạng quá tải. Tuy nhiên, đa số bệnh nhi là các bé mắc hen, tái phát hen nặng hoặc trẻ nhỏ được giữ ấm quá, chứ ít trường hợp trẻ nhiễm bệnh do cảm lạnh.
Theo bác sĩ Lan, trong những đêm rét đậm này, bên cạnh việc cố gắng giữ cho con thật ấm, các bậc phụ huynh nên thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho con, tránh để trẻ quá nóng, ra mồ hôi rồi ngấm ngược. Với những trẻ lớn phải đi mẫu giáo, khi ra ngoài trời, bố mẹ nên để bé ngồi sau xe, mặc ấm, nhất là ở phần đầu, cổ, chân, đeo khẩu trang để bé tránh bụi, gió và hít phải khí lạnh.
"Hiện tại đang là mùa cúm, trẻ mắc cúm dễ sinh viêm tiểu phế quản, vì thế bố mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho con thật tốt để nâng cao sức đề kháng cho bé, tránh để trẻ tiếp xúc với người lớn bị cúm", bác sĩ khuyến cáo.
Read more…

Trẻ bị chảy máu cam tại sao không ngả đầu về phía sau

18:57 |

Khi trẻ bị chảy máu cam mẹ nên giúp con ngồi thẳng và hơi nghiêng đầu về phía trước không được ngả đầu về phía sau như quan niệm xưa cũ.
Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi là tình trạng bệnh lý thuộc vùng tai mũi họng, khá phổ biến ở trẻ em.
>>> tham khảo: sữa hikid dòng sữa nhập khẩu Hàn QUốc có nhiều vị
Trẻ bị chảy máu cam thường chảy một bên, máu mũi chủ yếu chảy ra phía trước, chảy dai dẳng, khối lượng không nhiều. Tình trạng này xảy ra nhiều lần có thể gây nên viêm mũi, vậy cha mẹ cần biết những nguyên nhân và cách xử trí đúng trong trường hợp con bị chảy máu cam.

1. Nguyên nhân gây ra chảy máu cam ở trẻ nhỏ?
- Không khí quá khô
Dù là do không khí trong nhà quá nóng hay là do khí hậu khô, nguyên nhân hàng đầu gây chảy máu cam ở trẻ em chính là không khí khô – điều này gây kích ứng và khiến các niêm mạc trong mũi bị mất nước.
- Cào cấu hoặc ngoáy mũi
Đây là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây chảy máu cam ở trẻ. Khiến cho mũi bị kích ứng bằng việc cào cấu hoặc ngoáy mũi có thể khiến cho các mạch máu nhỏ trong mũi bị vỡ dẫn đến chảy máu.
- Va đập
>>> tham khảo: sữa p100 của viện dinh dưỡng 
Việc bị chấn thương ở mũi cũng có thể dẫn đến chảy máu cam. Phần lớn không quá nghiêm trọng nhưng bạn vẫn nên cho bé đi kiểm tra y tế nếu không thể cầm máu sau 10 phút cũng như lo lắng về các chấn thương khác của bé.
- Cảm lạnh, dị ứng hoặc nhiễm trùng xoang
Bất kỳ bệnh nào bao gồm các triệu chứng nghẹt mũi và kích ứng có thể gây chảy máu cam.
- Nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn có thể gây ra đau, sưng đỏ ở phía bên trong lỗ mũi và ở phía trước lỗ mũi. Do đó, nhiễm khuẩn cũng có thể là nguyên nhân gây ra chảy máu cam.
Trong một số ít trường hợp, chảy máu cam thường xuyên là do các vấn đề liên quan đến đông máu hoặc các mạch máu bất thường. Nếu con của bạn đang bị chảy máu cam mà không liên quan đến các nguyên nhân được liệt kê ở trên, hãy trao đổi với bác sĩ về vấn đề này.
2. Làm thế nào khi trẻ bị chảy máu cam?
Khi trẻ bị chảy máu cam, cha mẹ nên:
- Giữ cho con ngồi thẳng và hơi nghiêng đầu về phía trước một chút. Việc để đầu bé ngả về sau có thể khiến máu chảy xuống cổ họng gây ra khó chịu, ho, sặc thậm chí nôn mửa.
- Nhẹ nhàng dùng tay bịt mũi con lại (chụm cánh mũi lại với nhau) và yêu cầu bé thở bằng miệng trong lúc đó.
- Cố gắng duy trì trong khoảng 10 phút, đừng kết thúc sớm quá vì bé có thể bị chảy máu trở lại. Bạn cũng có thể dùng đá lạnh chườm lên sống mũi cho bé để giảm chảy máu.
3. Các mẹo phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ
Do phần lớn chảy máu cam ở trẻ gây ra bởi không khí nóng khô hoặc ngoáy mũi nên có một vài cách đơn giản có thể giúp ngăn ngừa như sau:
- Luôn cắt móng tay cho trẻ sạch sẽ và ngăn cản việc con ngoáy mũi
- Luôn giữ mũi của bé đủ ẩm bằng nước muối sinh lý, hoặc bình xịt mũi, thuốc mỡ kháng sinh
- Sử dụng máy làm ẩm không khí trong phòng ngủ nếu không khí quá khô. Chú ý giữ máy sạch sẽ để ngăn chặn nấm mốc.
- Luôn để mắt và chắc chắn trẻ đã mặc đồ bảo hộ khi chơi thể thao hay tham gia bất cứ hoạt đồng nào có thể gây chấn thương vùng mũi.
Lưu ý: Cha mẹ nên gọi ngay cho bác sĩ nếu như hiện tượng chảy máu cam mãi không ngừng hoặc trở nên nặng hơn sau 10 phút thực hiện cầm máu.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh chảy máu cam ở trẻ. Hy vọng các bậc cha mẹ sẽ có thêm kiến thức để phòng, điều trị và bảo vệ sức khỏe cho con tốt hơn.
Read more…

Bệnh viêm tai giữa biểu hiện và cách điều trị

18:45 |

Viêm tai giữa ở trẻ em thường xảy ra sau khi trẻ bị cảm lạnh. Bệnh này khiến các bé cảm thấy đau, bứt rứt khó chịu và thậm chí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực của trẻ.

tham khảo: Sữa biomil của viện dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện

1. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa
Viêm tai giữa là do nhiễm trùng ở phía sau màng nhĩ của tai giữa gây ra. Nhiễm trùng này có thể do vi khuẩn hoặc vi rút. Trong đó, vi khuẩn là nguyên nhân gây ra 2/3 trường hợp viêm tai giữa cấp tính.
2. Biểu hiện của viêm tai giữa ở trẻ em
Trẻ có thể kéo tai đau và khóc nhiều hơn.
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em diễn ra rất lặng lẽ mà không có bất kỳ dấu hiệu cụ thể nào. Đôi khi các dấu hiệu lại tương tự như một trận cảm lạnh với các triệu chứng: sốt, chảy nước mũi, khó chịu, biếng ăn. Trẻ có thể than phiền về việc bị đau tai, nhức hoặc nặng tai hoặc cảm thấy khó giữ thăng bằng, giảm thính lực.
Các bé có thể sẽ khóc nhiều hơn và kéo tai bị đau, đặc biệt là khi nằm xuống. Một số bé bị đau dữ dội trong tai.
Khi bị viêm tai giữa màng nhĩ có thể bị thủng và chảy dịch nhày ra, đó là cách tự chữa trị của tai, làm giảm áp lực trong tai do viêm, màng nhĩ thủng này cũng sẽ tự lành lại.
Viêm tai giữa tái phát nhiều lần có thể dẫn đến “tai keo” (glue ear) – hiện tượng chất lỏng dày, đặc như keo ở trong tai giữa. Tai keo có thể dẫn đến mất thính lực ở nhiều mức độ khác nhau, gây khó khăn cho việc hoạt động giao tiếp cũng như học tập.
>> tham khảo: sữa meta care bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ
3. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay nếu:
- Bé kêu đau nhức tai
- Có chất chảy ra từ tai
- Bé không khỏe, bị sốt hoặc nôn mửa
- Bạn nhận thấy con gặp khó khăn trong việc nghe
- Con bị viêm tai giữa tái phát nhiều lần
4. Cách chữa viêm tai giữa ở trẻ em
Các triệu chứng của viêm tai giữa thông thường có thể tự cải thiện trong vòng 24-48 giờ đồng hồ, do đó thông thường không cần dùng đến thuốc kháng sinh.
Nếu bé vẫn cảm thấy đau hoặc không khỏe sau 48 giờ, đặc biệt khi bé dưới 12 tháng tuổi, bác sĩ có thể kê một liều thuốc kháng sinh ngắn, thông thường là penicillin.
Nếu triệu chứng kéo dài quá 48h, bác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc kháng sinh.
Phần lớn các bé sẽ chuyển biến tốt sau vài ngày dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên trong mọi trường hợp kể cả khi bé đã tốt lên, bạn cũng cần theo dõi để đảm bảo cho bé thực hiện hết đơn thuốc bác sĩ đã kê.
Việc kết thúc quá sớm có thể khiến viêm tai giữa tái phát. Thông thường sau khi bé đã dùng hết thuốc được chỉ định, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ đưa bé đến tái khám để chắc chắn là triệu chứng viêm nhiễm đã được loại bỏ hoàn toàn.
Mẹ cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ cho bé dùng paracetamol để giảm đau. Trong trường hợp bé đau dữ dội, bác sĩ có thể gợi ý một số thuốc giảm đau gây mê.
Trường hợp tai keo thường sẽ được cải thiện trong vòng 3 tháng và bác sĩ sẽ theo dõi sát sao con bạn để xem bé có chuyển biến tốt không.
Bố mẹ không nên nhét bông vào trong tai con hoặc dùng tăm bông để làm sạch tai bởi điều này có thể làm tổn thương tai bé.
Không nên dùng bông tăm ngoáy tai cho bé.
Trên đây là các biểu hiện, triệu chứng và cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em mà cha mẹ nên biết và lưu lại để sử dụng trong trường hợp không may xảy ra với con.
Read more…

Thời điểm bé phát triển tốt chiều cao trong năm

22:46 |
Tổ chức Y tế thế giới cho biết, tốc độ tăng trưởng của trẻ em trong suốt một năm là không đồng nhất. Sẽ có những thời điểm trẻ cao nhanh, cũng có những thời điểm chiều cao chững lại.
tham khảo: sữa glico của Nhật có tốt không?
Mùa xuân, thời điểm tháng 2,3 được coi là mùa trẻ em phát triển nhanh nhất bởi đây là khi tia nắng êm dịu, không quá gắt, không quá yếu, rất hiệu quả trong việc kích thích gia tăng tủy xương. Đây cũng được coi như mùa của sự trao đổi chất, lưu thông máu, chức năng hô hấp, tiêu hóa tốt và khả năng tiết ra hormone kích thích nội tiết tố giúp tăng trưởng chiều cao tốt nhất.
Nắm bắt được thời điểm vàng này, mẹ cho con ăn một loạt các chất dinh dưỡng kết hợp hoạt động ngoài trời sẽ giúp bé hấp thu canxi, đạt chiều cao ưng ý khi hè về.

Bông cải xanh
Bông cải xanh hay súp lơ vốn nổi tiếng là thực phẩm họ “rau” nhưng lại chứa rất nhiều canxi. Đương nhiên, rau nhiều canxi không hiếm nhưng rau vừa nhiều canxi lại vừa phát triển đúng mùa vụ xuân như bông cải xanh sẽ là lựa chọn lý tưởng nhất cho bé. Vừa đảm bảo nhiều canxi, vừa đảm bảo an toàn. 
>> sữa meta care được khuyên dùng cho bé
Tôm
Nếu muốn con tăng thêm một vài cemtimet chỉ trong một mùa xuân ngắn ngủi, mẹ có thể “ưu ái” tôm, cá trong thực đơn tháng này của con. Hải sản nổi tiếng giàu canxi, ai cũng biết. Tuy nhiên, có một lưu ý cho mẹ: Không cần bắt con phải ăn tôm cả vỏ để lấy nhiều canxi bởi vỏ tôm không hề có chứa canxi như nhiều bà mẹ lầm tưởng.
Sữa
Sữa đương nhiên không thể vắng mặt trong danh sách những thực phẩm cần cho trẻ hấp thụ hàng ngày để đảm bảo chiều cao lý tưởng. Ngoài lượng canxi dồi dào, sữa còn có rất nhiều . Vào mùa xuân này, mẹ nên lưu ý cho bé uống từ 2-3 ly sữa tươi mỗi ngày.
Thịt gà
Bổ sung đạm tốt và an toàn từ thịt gà cũng là cách giúp trẻ tăng trưởng chiều cao. Thịt gà có nhiều protein sẽ giúp đáp ứng nhu cầu phát triển các mô, cơ trong cơ thể trẻ. Mẹ nên chế biến cho bé các món từ thịt gà nạc, đặc biệt là phần ức gà rất giàu protein, ít chất béo.
Đậu nành
Khi lựa chọn thực phẩm tăng chiều cao, mẹ đừng nên quên đậu nành. Đậu nành có hàm lượng protein cao nhất trong các loại thực phẩm thực vật. Các protein thực vật có trong đậu nành sẽ giúp cải thiện mô và hệ xương của bé. Mẹ có thể cho con uống sữa đậu nành hoặc các món ăn từ đậu phụ đều rất ngon và hiệu quả trong việc tăng chiều cao.
Read more…